logo-e
We are the leading service provider in Vietnam in the field of NETWORK EQUIPMENT
Tin tổng hợp Môi trường công nghiệp năm 2012: Sẽ kiểm tra có trọng điểm

Môi trường công nghiệp năm 2012: Sẽ kiểm tra có trọng điểm

There are no translations available.

Năm 2012, Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) sẽ chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát có trọng điểm công tác an toàn lao động, đặc biệt là môi trường công nghiệp.

CôngThương - Ông Đỗ Quang Vinh - Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (ATMT) - cho biết, trong lĩnh vực môi trường, năm qua, cục đã tích cực tham gia xây dựng, góp ý và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đa dạng sinh học; dự thảo Nghị định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường… Thông qua việc phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật đã góp phần giúp lãnh đạo và các cán bộ quản lý của các Sở Công Thương, các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác quản lý vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường tại địa phương.

Bên cạnh đó, Cục ATMT đã tổ chức một số hội nghị phổ biến nâng cao năng lực quản lý đối với cán bộ thực hiện công tác quản lý môi trường thuộc Sở Công Thương, các tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị. Theo ông Vinh, để giúp các doanh nghiệp lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐMC), Cục đã tổ chức triển khai hướng dẫn, nâng cao năng lực lập báo cáo ĐMC cho các đơn vị tham gia hoặc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong ngành Công Thương. Ngoài ra, Cục thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp cho người sử dụng lao động và người lao động; lồng ghép phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về công tác an toàn và bảo vệ môi trường trong các đợt huấn luyện.

Với chức năng quản lý an toàn và bảo vệ môi trường trong ngành Công Thương, cục thường xuyên đề xuất, tham mưu các biện pháp và thực hiện các nhiệm vụ quản lý an toàn và bảo vệ môi trường trong ngành. Cụ thể: Chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty, công ty rà soát các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong phạm vi quản lý và tổ chức kiểm tra trực tiếp tình hình xử lý ô nhiễm triệt để tại các cơ sở nằm trong danh sách tại Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến nay đã có 40/71 cơ sở được cấp giấy chứng nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để; 21/71 cơ sở cơ bản thực hiện các yêu cầu nhưng chưa có giấy chứng nhận; 10/71 cơ sở đang thực hiện các yêu cầu của Quyết định số 64.

Trong công tác kiểm tra thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, Cục ATMT đã tổ chức nhiều đợt, kiểm tra trong ngành Công Thương nằm trong danh sách đen, các đơn vị quy mô sản xuất lớn, lượng phát thải, chất ô nhiễm nhiều thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Theo đánh gia của Cục ATMT, hầu hết các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý môi trường, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đưa kế hoạch bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc công tác xử lý chất thải, nước thải, nguyên nhân chủ yếu là ý thức về công tác bảo vệ môi trường chưa cao, năng lực quản lý môi trường hạn chế, khó khăn về tài chính, diện tích đất...

Ông Đỗ Quang Vinh cho biết, trong thời gian tới, để công tác bảo vệ môi trường ở các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục được triển khai và thực hiện triệt để, đặc biệt là các doanh nghiệp còn lại theo quyết đinh 64…, cục sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất, rà soát lại hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới lĩnh vực kỹ thuật an toàn và bảo vệ môi trường thuộc ngành Công Thương để xây dựng, đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định, phù hợp công nghệ sản xuất, tình hình phát triển của đất nước và thông lệ quốc tế; Thứ hai, tăng cường và thực hiện tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thứ ba, đổi mới công tác kiểm tra, kiểm tra có trọng điểm, có chất lượng, kết thúc kiểm tra rút ra được điểm mạnh và điểm yếu để doanh nghiệp phát huy và khắc phục. Thứ tư, tăng cường phối hợp giữa cục với các Sở Công Thương trong việc thực hiện công tác quản lý bảo vệ môi trường cũng như các lĩnh vực liên quan khác...

Để thực hiện được các mục tiêu trên, bên cạnh sự nỗ lực của toàn đơn vị, Chính phủ và các bộ, ngành, cần có sự phân nhiệm chức năng quản lý rõ ràng, tránh chồng chéo trong quá trình kiểm tra, kiểm soát.

 Baocongthuong


Newer news items:
Older news items: