Hàn Quốc vận hành một mô hình thị trường điện với một người mua duy nhất.
Thị trường điện Hàn Quốc bao gồm một thị trường phát điện đã tư nhân hóa một phần bán điện vào sàn giao dịch điện năng với một người mua duy nhất cung cấp điện cho hầu hết tất cả khách hàng dân dụng và công nghiệp. Điện năng được sản xuất chủ yếu từ than và các nhà máy điện hạt nhân (76%), gas (16%), dầu (7%) và một phần nhỏ thủy điện (1%) với tổng công suất đặt hơn 60 GW. Năm 2005, điện năng sản xuất là 391 TWh với phụ tải đỉnh là 54 GW, dự phòng là 14%. Tốc độ tăng trưởng dự kiến là 4-5% năm và để đáp ứng được nhu cầu này thì cần phải xây dựng thêm tới 24 GW vào năm 2017.
Đến tận năm 2001, KEPCO vẫn là một công ty độc quyền ngành dọc chi phí thống lĩnh thị trường. Sau đó, khâu phát điện đã được chia tách thành 6 công ty độc lập thuộc sở hữu nhà nước (tuy nhiên, KEPCO lại được duy trì 1/7 quyền bỏ phiếu trong hội đồng quản trị) nhưng KEPCO vẫn sở hữu hệ thống phân phối và truyền tải cũng như tiếp tục là đơn vị mua duy nhất và là nhà cung cấp điện từ sàn giao dịch điện năng. Các công ty điện lực sở hữu nhà nước chiếm đến 90 % công suất đặt và 96% sản lượng.
Sàn giao dịch năng lượng (KPX - Korean Power Exchange) là một thị trường bắt buộc các công ty phát điện chào độ sẵn sàng từng giờ cho ngày tới, các tổ máy sẽ được huy động theo chi phí tối thiểu thiết lập giá biên hệ thống (SMP). Các chi phí được xác định hàng tháng bởi Ủy ban đánh giá chi phí và chỉ dựa trên các chi phí nhiên liệu và vận hành ( không có các giá vùng hay giá nút). Có hai giá SMP và giá biên chạy nền thấp hơn đối với nhiệt điện than và hạt nhân. Ngoài thanh toán năng lượng, có các cơ chế công suất dựa trên độ sẵn sàng được huy động ( trái với công suất đặt), và cũng có hai giá khác nhau cho các tổ máy chạy nền và chạy đỉnh.
Đến tận năm 2001, KEPCO vẫn là một công ty độc quyền ngành dọc chi phí thống lĩnh thị trường. Sau đó, khâu phát điện đã được chia tách thành 6 công ty độc lập thuộc sở hữu nhà nước (tuy nhiên, KEPCO lại được duy trì 1/7 quyền bỏ phiếu trong hội đồng quản trị) nhưng KEPCO vẫn sở hữu hệ thống phân phối và truyền tải cũng như tiếp tục là đơn vị mua duy nhất và là nhà cung cấp điện từ sàn giao dịch điện năng. Các công ty điện lực sở hữu nhà nước chiếm đến 90 % công suất đặt và 96% sản lượng.
Sàn giao dịch năng lượng (KPX - Korean Power Exchange) là một thị trường bắt buộc các công ty phát điện chào độ sẵn sàng từng giờ cho ngày tới, các tổ máy sẽ được huy động theo chi phí tối thiểu thiết lập giá biên hệ thống (SMP). Các chi phí được xác định hàng tháng bởi Ủy ban đánh giá chi phí và chỉ dựa trên các chi phí nhiên liệu và vận hành ( không có các giá vùng hay giá nút). Có hai giá SMP và giá biên chạy nền thấp hơn đối với nhiệt điện than và hạt nhân. Ngoài thanh toán năng lượng, có các cơ chế công suất dựa trên độ sẵn sàng được huy động ( trái với công suất đặt), và cũng có hai giá khác nhau cho các tổ máy chạy nền và chạy đỉnh.
Tin mới hơn:
- 29/01/2013 08:27 - Thanh Hóa: Loại khỏi quy hoạch 5 dự án thủy điện n…
- 25/01/2013 16:48 - Hà Nội đặt mục tiêu tiết kiệm 235,5 triệu kWh điện
- 25/01/2013 16:46 - Năng lượng từ lá nhân tạo
- 25/01/2013 16:44 - PCC1: Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản …
- 25/01/2013 16:42 - Khởi sắc lưới điện thành phố Quảng Ngãi
Tin cũ hơn:
- 25/01/2013 16:40 - Lùi thời hạn bắt buộc dán nhãn năng lượng thêm 6 t…
- 25/01/2013 16:39 - Nhật xây trang trại điện gió lớn nhất thế giới
- 25/01/2013 16:39 - Thủy điện hụt sản lượng khoảng 1,43 tỷ kWh
- 25/01/2013 16:38 - Nhà máy điện gió đảo Phú Quý đi vào hoạt động
- 25/01/2013 16:36 - Đèn giao thông tiết kiệm điện