logo
Chúng Tôi Là Nhà Nhập Khẩu Và Phân Phối Thiết Bị Omron,Yaskawa ,Sinee,Toshiba,Siemens Tại Việt Nam !
Tin tổng hợp Khoa học Việt Nam: Thay đổi cách làm mới mong tạo đột phá!

Khoa học Việt Nam: Thay đổi cách làm mới mong tạo đột phá!

Trước thềm năm mới, các nhà khoa học nhìn nhận lại một năm hoạt động KH-CN.

GS. Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam: Cần thực thi nghiêm luật và có chế độ kiểm tra thường xuyên.

 Năm 2011, xét ở góc độ bảo tồn là một năm đáng buồn bởi tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) chính thức công bố con tê giác cuối cùng ở Việt Nam đã bị giết, loài tê giác đặc hữu, quý hiếm của Việt Nam bị tuyệt chủng. Đây là điều đáng buồn cho công tác bảo tồn của Việt Nam. Các vụ vi phạm phá rừng năm 2011 vẫn còn nhiều. Trong một năm mà có tới 95 cán bộ kiểm lâm bị lâm tặc tấn công. Điều này cho thấy chúng ta thực thi luật chưa nghiêm để lâm tặc hoành hành. Năm 2011 là năm quốc tế về rừng, nhưng lại có nhiều vụ vi phạm luật bảo vệ rừng nhất. Đây là điều đáng phải suy nghĩ.  

 

Mặt làm được đáng ghi nhận, có thể kể đến sự kiện các nhà khoa học tham gia chữa bệnh thành công cho rùa hồ Gươm, một động vật quý hiếm, linh thiêng của Thủ đô Hà Nội. Việc làm này cũng hiếm thấy trên thế giới. Thêm nữa, năng suất cây trồng ngày càng tăng để Việt Nam trở thành nước thứ 2 về xuất khẩu gạo cho thấy, việc đóng góp nguồn gene đối với nông nghiệp là đáng quý. Khoa học thực sự đã đóng góp nhiều trong việc chọn cây, con với kỹ thuật tiến bộ giúp cho dân cải thiện đời sống.

Tôi kỳ vọng khi đưa ra luật cần phải thực hiện nghiêm và kiểm tra thường xuyên. Ví dụ ngay như việc sử dụng đất rừng trồng cao su hay làm thủy điện, với cơ chế khoán hiện nay nếu không tăng cường kiểm tra các đơn vị sẽ làm bừa bãi và cuối cùng là phá hoại môi trường.PGS.TS Đỗ Huy Định, Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần phụ gia và sản phẩm dầu mỏ, thành viên Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Quốc gia:Thay đổi cách làm mới mong tạo được đột phá!

Khoa học trong năm qua chưa có sự đột phá. Gần đây, Bộ KH-CN có nói về sự tiếp tục đổi mới, song quan trọng vẫn là cách làm như thế nào. Chúng ta vẫn nói thiếu tiền, cần thêm nhiều tiền nhưng đây không phải là vấn đề lớn. Vẫn có rải rác đề tài lãng phí. Báo Đất Việt nên tổ chức một hội thảo đối thoại cùng thảo luận để các nhà khoa học tự tìm ra nguyên nhân. Cắt bớt những đề tài không hiệu quả, tập trung cho những đề tài lớn, quan trọng. Muốn làm được như vậy cần phải có chủ thuyết, nhà nước, quản lý khoa học và các nhà khoa học cần phải chỉ ra điều gì cần tập trung. 

Ví dụ cần tập trung năng lượng thì năng lượng nào cần xoáy sâu, đầu tư lớn. Nếu không có định hướng mà chỉ nói chung chung công nghệ cao, công nghệ sinh học thì rất vu vơ. Hãy nhìn các phòng thí nghiệm thử xem trong số các phòng này có phòng nào hoạt động liên tục được 3 tháng liền!. Tôi muốn nhấn mạnh cách làm là quan trọng. 

GS.TS Phạm Bình Quyền, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: Nâng cao trách nhiệm, khoa học sẽ bứt phá.

Nếu để nói về ấn tượng của khoa học trong năm qua thì thực sự chưa có gì ấn tượng, nếu không nói rằng vẫn còn trì trệ. Chúng ta vẫn đang theo cách làm cũ, nếp cũ vì vậy vẫn còn chuyện có đề tài thiếu kinh phí để nghiên cứu sâu, ngược lại có những đề tài không cần thiết cũng được cấp kinh phí. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng khoa học cũng đã góp phần nhiều cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước. 

Để KH-CN thực sự được coi trọng và đóng góp đúng như xã hội đã kỳ vọng, tôi cho rằng cần phải nhìn thực chất hơn. Đây vẫn là câu chuyện về lỗi hệ thống. Hiện nay Đảng đã bắt đầu chú ý tới việc đổi mới, nâng cao trách nhiệm. Tôi cho rằng đây là một thức tỉnh. Trong điều kiện mới này, hy vọng sẽ có nhiều thay đổi, dù biết rằng để đạt được mong muốn vẫn còn gian nan. 

GS.TS Nguyễn Thị Thùy, Giám đốc Trung tâm Sinh học nông nghiệp và bảo vệ môi trường: Nên tập trung vào mũi nhọn là nông nghiệp.Trong cuộc họp mới đây, Thủ tướng đã có chỉ đạo rất quyết liệt đối với Bộ Khoa học và Công nghệ, rằng cần thay đổi cơ chế để tạo môi trường thông thoáng, khuyến khích các nhà khoa học, doanh nghiệp say mê với khoa học hơn. Điều này cho thấy trên muốn “cởi trói”. Tuy nhiên việc thực hiện cũng còn phụ thuộc rất nhiều vấn đề. Hy vọng trong năm tới và những năm về sau cơ chế sẽ thông thoáng hơn. Nhà nước nên đầu tư tập trung hơn vào từng lĩnh vực được xem mũi nhọn. 

Thời gian tới, nên đầu tư vào nông nghiệp bởi biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng cây trồng. Vì vậy cần có những nghiên cứu để có giống cây, con tốt, năng suất cao, chống chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Baocongthuong

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: