logo
Chúng Tôi Là Nhà Nhập Khẩu Và Phân Phối Thiết Bị Omron,Yaskawa ,Sinee,Toshiba,Siemens Tại Việt Nam !
Sản phẩm và công nghệ Omron ứng dụng công nghệ RFID

Omron ứng dụng công nghệ RFID

Pic13005RFID (Radio Frequency Identification) là một phương pháp nhận lưu trữ dữ liệu từ xa sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID. Thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật lý nào cả, khoảng cách truyền lên tới 5m, đầu đọc thẻ có khả năng đọc nhiều thẻ cùng một lúc. Bộ nhớ của con chip trên thẻ có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với một mã vạch. Ưu việt hơn, thông tin được lưu giữ trên con chíp có thể được sửa đổi bởi sự tương tác của bộ đọc. Dung lượng lưu trữ cao của những thẻ nhãn RFID thông minh này sẽ cho phép chúng cung cấp nhiều thông tin đa dạng như thời gian lưu trữ, ngày bày bán, giá và thậm chí cả nhiệt độ sản phẩm.

Omron luôn đi đầu trong việc đưa ra các sản phẩm mới, tính năng tốt hơn nhằm đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Dòng sản phẩm V7XX của Omron ứng dụng công nghệ RFID

RFID-1

Tín hiệu được ghi vào một con chíp nhỏ nằm trong tấm thẻ rất mỏng. Dữ liệu được đọc ghi thông qua một thiết bị đọc ghi thẻ mà không phụ thuộc vào hướng và phải sắp thẳng hàng, chỉ cần tấm thẻ đó nằm trong vùng phủ sóng của thiết bị là được.

RFID-2


Ang ten thu phát giao tiếp với thẻ RIFD

Hình trên là cấu tạo của một tấm thẻ RFID mã hiệu V720-D52P01 của hãng OMRON, ta có thể thấy là nó bao gồm một ăng ten là các đường mạch bằng dáng rất mảnh và một con chíp rất nhỏ. Tất cả dữ liệu đều nằm trong con chíp này. Quá trình trao đổi thông tin diễn ra như sau. Khi một thẻ RFID tiến đến gần thiết bị đọc ghi thẻ, năng lượng của sóng điện từ đủ để cung cấp cho chíp trên thẻ và kể từ đó quá trình truyền thông bắt tay giữa thẻ và thiết bị đọc ghi bắt đầu. Trong quá trình này, thiết bị có thể đọc ghi thông tin trên thẻ, và sau khi đã hoàn tất việc trao đổi dữ liệu, chiếc thẻ đó sẽ được chỉ thị là không tiếp nhận thêm thông tin gì nữa cho tới khi được lọt vào vùng phủ sóng lần tiếp theo. Hình dưới đây sẽ mô tả kỹ hơn về quá trình này.

RFID-4

Khi có nhiều thẻ nằm trong vùng phủ sóng thì bộ V720 của OMRON cũng cho phép người dùng thiết lập các lựa chọn và chế độ truyền thông mà ở đó thiết bị đọc ghi có thể giao tiếp ngẫu nhiên với các thẻ RFID, hoặc có thể giao tiếp với một thẻ RFID được chỉ định rõ.

Những tính năng chính của một hệ thống RFID

Mặc dù hê thống RFID thường được so sánh với các công nghệ hiện có như hệ thống đọc mã vạch, nhưng khả năng của nó thì vượt xa thiết bị đọc mã vạch. Với khả năng giao tiếp không tiếp xúc, giảm thiểu tác động của con người, đọc dữ liệu đa luồng, hệ thống RFID đã mang lại nhiều tiềm năng trong việc ứng dụng trong thực tế. Sau đây là một số ưu điểm chính của một hệ thống RFID.

- Tự động đọc dữ liệu mà không cần sự can thiệp của con người. Không giống như thiết bị đọc mã vạch là phải chiếu đầu dò quang học vào mã vạch ở cự li gần, RFID chỉ yêu cầu là thẻ nằm trong vùng phủ sóng và thậm chí thẻ bị bao phủ bởi các chất liệu không cản sóng điện từ đều được. Bộ đọc ghi thẻ sẽ tự động đọc dữ liệu ra và giảm thiểu những sai sót do sự sơ ý của con người.

- Ðọc dữ liệu không cần tiếp xúc. Chỉ cần thẻ RFID nằm trong vùng phủ sóng thì cho dù nó có bị bao bọc bởi chất không chặn từ tính. Ví dụ như nằm trong thùng cát tông, vỏ ni lông hay vỏ nhựa…

- Ðọc đồng thời nhiều thẻ một lúc. Vì sử dụng sóng điện từ để giao tiếp nên thiết bị đọc ghi có thể giao tiếp với nhiều thẻ cùng một lúc, và làm giảm thời gian đọc thông tin một cách đáng kể.

- Với khả năng lưu trữ của thẻ RFID từ vài chục byte lên tới vài nghìn bytes, cho phép lưu nhiều thông tin dữ liệu lên trên thẻ. Không những thế, thẻ còn có thể ghi đi ghi lại nhiều lần (khoảng 100.000 lần).

- Khả năng chống lại tác động của môi trường khá cao, chịu được môi trường bụi bẩn, dầu mỡ, hay nhiệt độ và độ ẩm cao (85oC và độ ẩm 85%).

Một cấu hình hệ thống RFID gồm những gì?

Dưới đây là cấu hình các linh phụ kiện cho một hệ thống RFID mã hiệu V720 của OMRON

RFID-5