Đường dây 220 kV mạch kép Tuyên Quang – Thái Nguyên có hơn 40km đi qua địa phận Thái Nguyên (10 xã thuộc huyện Đại Từ và 4 xã thuộc thành phố Thái Nguyên) đã chính thức vận hành từ tháng 7/2007, do Truyền tải điện Thái Nguyên quản lý.
Sau hơn 4 năm vận hành, đường dây đã thực hiện tốt nhiệm vụ truyền tải từ Thủy điện Tuyên Quang qua Sóc Sơn về Thái Nguyên và từ Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Giang về Thái Nguyên, khắc phục đáng kể sự thiếu hụt điện năng vào mùa khô từ năm 2007 đến nay.
Tuy nhiên, ông Ngô Bá Lập, giám đốc Truyền tải điện Thái Nguyên cho biết, công tác vận hành và quản lý clưới điện ủa đơn vị gặp nhiều khó khăn trong bảo vệ an toàn hành lang lưới điện. Ngay từ khi thi công xây dựng, công trình đã vấp phải sự cản trở của người dân trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), đặc biệt là những gia đình có nhà cửa, công trình nằm trong hành lang an toàn lưới điện cao áp ở khu vực huyện Đại Từ. Bên cạnh đó, những thay đổi về các quy định liên quan đến công tác GPMB, những thông tin nhiễm điện gây ảnh hưởng sức khỏe do điện trường nên nhiều hộ dân hoang mang đã làm đơn khiếu kiện đi khắp nơi. Nhiều hộ dân còn trồng mới các loại cây lâu năm vào trong hành lang an toàn nhằm đòi hỏi quyền lợi về cơ chế đền bù và muốn được di chuyển nhà ra khỏi hành lang an toàn lưới điện. Thời gian này, EVN đã phối hợp với các ban, ngành thành lập Tổ công tác liên ngành để đi kiểm tra, xác minh, đo điện trường tại các hộ gia đình có đường dây đi qua, đo độ cao pha đất, kiểm tra sự nhiễm điện. Kết quả cho thấy, tất cả các hộ dân có nhà và công trình nằm trong hành lang an toàn lưới điện cao áp đều đủ điều kiện tồn tại trong HLATLĐCA.
Qua hơn 4 năm vận hành, số cây tái sinh và cây của các hộ dân trồng sau khi đóng điện đã phát triển ngày càng cao, vi phạm nghiêm trọng khoảng cách an toàn nhưng người dân vẫn tiếp tục khiếu kiện và ngăn cản việc phát quang hành lang. Do sự việc khiếu kiện kéo dài nên cuối năm 2009, Chính phủ đã phê duyệt cơ chế đặc thù dành riêng cho đường dây này (đền bù, hỗ trợ lên đến 90% cho các hộ dân có nhà và công trình nằm trong HLATLĐCA) nhưng các hộ dân vẫn không chấp nhận và tiếp tục khiếu kiện đòi di chuyển khỏi hành lang.
Để khắc phục tình hình, Truyền tải điện Thái Nguyên đã tuyên truyền, giải thích, vận động các hộ dân trước mắt phải cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý vận hành như phát quang hành lang, ra vào kiểm tra định kỳ, kiểm tra sự cố, sửa chữa thường xuyên… Bên cạnh một số hộ dân chấp hành nghiêm chỉnh quy định thì vẫn còn một số hộ dân cố tình gây cản trở cho đơn vị. Công nhân đi phát quang hành lang không vào được vị trí hoặc bị người dân giữ người và phương tiện không cho làm việc. Ông Ngô Bá Lập cho biết, một phần do nhận thức của người dân chưa triệt để, một phần do chính sách đền bù chưa thống nhất, giá đền bù của từng vùng khác nhau nên xảy ra sự so sánh bì tị. Hậu quả là nhiều hộ dân trong khu vực hành lang an toàn lưới điện cao áp vẫn tiếp tục trồng cây, dựng nhà để gây áp lực. Có hộ dân đã trồng cây vào giữa vòng cột điện cao thế. Có nơi dân đào đất xung quanh móng cột để làm gạch. Thời gian trôi đi, cây lớn lên khiến hành lang an toàn ngày càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sự cố làm mất an toàn cho đường dây và con người. Khi có sự cố đường dây bị sét đánh, thợ vận hành đi tìm sự cố để sửa chữa đã bị dân cản trở. Truyền tải điện Thái Nguyên đã phải tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, phối hợp với cả giáo xứ địa phương vận động người dân tham gia bảo vệ an toàn lưới điện truyền tải. Tuy nhiên, vẫn có những vị trí phải có sự an thiệp của công an xã thì anh em thợ mới phát quang được hành lang. Kết quả, năm 2009-2010, chỉ có 7 khoảng cột có cây cao nguy hiểm được giải phóng hành lang.
Đến năm 2011, số cây phát triển ngày càng cao, vi phạm khoảng cách an toàn ngày càng nguy hiểm nhưng người dân vẫn cố tình gây nhiều khó khăn, cản trở không cho đơn vị phát quang hành lang. Một số vị trí nằm trong khuôn viên đất của gia đình, các hộ dân đã dùng biện pháp xây tường bao, làm cổng sắt hàng ngày khóa lại không cho đơn vị vào làm nhiệm vụ. Trước nguy cơ gây mất an toàn cho đường dây và con người, Truyền tải điện Thái Nguyên phải phối hợp với các địa phương, có sự vào cuộc của công an và chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế mới giải phóng thêm được 4 khoảng cột có cây cao nguy hiểm vi phạm khoảng cách an toàn. Tuy nhiên, trên tuyến vẫn còn nhiều khoảng cột có cây cao còn tồn tại trong HLATLĐCA. Để đường dây được vận hành an toàn và liên tục, rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành và địa phương tham gia giải quyết dứt điểm việc khiếu kiện của người dân, tạo điều kiện cho TTĐ Thái Nguyên làm tốt công tác vận hành đường dây, đảm bảo cung cấp điện ổn định trong mùa khô 2012 và những năm sau.
Baocongthuong
- 01/02/2012 23:30 - Siemens ra mắt điều khiển nhiệt độ phòng Gamma
- 30/01/2012 18:14 - Tưng bừng khí thế ra quân sản xuất đầu năm
- 30/01/2012 18:11 - Năm 2012: Tiêu thụ thép dự kiến tăng 4%
- 30/01/2012 18:10 - Sản xuất công nghiệp tháng 1 giảm mạnh vì nghỉ Tết
- 21/01/2012 11:23 - Khoa học Việt Nam: Thay đổi cách làm mới mong tạo …
- 21/01/2012 11:13 - Công nghiệp tăng chậm lại
- 21/01/2012 11:12 - Quy định về chi phí định mức của nhà máy thủy điện…
- 21/01/2012 11:10 - Kiểm tra liên ngành hoạt động kinh doanh xăng dầu
- 21/01/2012 11:08 - Khi thị trường trong nước chật chội
- 21/01/2012 11:04 - Sức hút thị trường máy công cụ, cơ khí chính xác