logo
Chúng Tôi Là Nhà Nhập Khẩu Và Phân Phối Thiết Bị Omron,Yaskawa ,Sinee,Toshiba,Siemens Tại Việt Nam !
Tin tổng hợp Tìm mô hình kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp

Tìm mô hình kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp

Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao; thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn; sự điều phối nền kinh tế bằng chính sách và hành lang pháp lý của Chính phủ là bốn yếu tố chính sẽ tạo nên nền tảng phát triển bền vững cho các mô hình kinh doanh.

CôngThương - Trong bối cảnh kinh tế đầy bất ổn hiện nay, tìm được mô hình kinh doanh hiệu quả và bền vững là việc không đơn giản đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại hội thảo CEO World Forum 2012 diễn ra ngày 12/1/2012, các CEO đến từ nhiều tập đoàn lớn đã cùng chia sẻ kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng của mình. Với chủ đề “"Mô hình kinh doanh mới trên nền tảng phát triển bền vững", đây là diễn đàn quốc tế đầu tiên dành riêng cho các tổng giám đốc, giám đốc điều hành và lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Năm 2011 vừa qua, kinh tế thế giới chịu nhiều biến động lớn, Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Chỉ số lạm phát năm 2011 của Việt Nam trên 18% vượt xa ngưỡng mục tiêu 7% mà Quốc hội đề ra năm 2010. Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến tháng 9/2011 có gần 49.000 doanh nghiệp đã dừng hoạt động, so với năm ngoái, con số này đã tăng lên tới 11.000 doanh nghiệp.

Bối cảnh đó sẽ tiếp tục đặt ra nhiều khó khăn thách thức cho doanh nghiệp trong năm 2012. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng: năm 2012 sẽ tiếp tục còn nhiều khó khăn. Bởi trong khi “điều trị” các căn bệnh của nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ phải chịu đau. Những quy định về trần lãi suất gắt gao càng khiến cơ hội tiếp cận vốn cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngày càng trở nên khó khăn hơn, cùng với diễn biến tỷ giá phức tạp và động thái thắt chặt cơ chế quản lý ngoại tệ, doanh nghiệp và bản thân lãnh đạo mỗi doanh nghiệp đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể tìm thấy hy vọng trong năm nay khi lạm phát có khả năng đi xuống từ đó lãi suất sẽ giảm nhẹ. Tiếp đó,chủ trương giãn thuế hoặc miễn thuế có thể sẽ tạo thuận lợi hơn đôi chút. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã phát đi tín hiệu tín dụng dành cho nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ, xuất khẩu sẽ được ưu tiên. Doanh nghiệp có thể tận dụng điều này. Hơn nữa, giảm đầu tư công, khuyến khích mô hình TTP, tái cấu trúc DN trong đó có việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành sẽ tạo điều kiện, dù là hạn chế, cho các DN ngoài nhà nước tham gia vào nhiều lĩnh vực. “Đó là khả năng thôi chứ nắm bắt cơ hội đến đâu là việc của cả 2 phía Chính phủ và doanh nghiệp”- nguyên Phó Thủ tướng phân tích.

Đồng tình với quan điểm trên, các CEO đến từ nhiều tập đoàn thế giới cũng đưa ra lời khuyên các doanh nghiệp không nên quá bi quan về khủng hoảng kinh tế. Nhưng trong bối cảnh mới, nhà quản trị kinh doanh phải đi theo thời đại. Và cái đang thiếu cho CEO Việt chính là tư duy kinh doanh phù hợp với người Việt, ông Nguyễn Trí Dũng-Tổng giám đốc NICD Nhật Bản nêu quan điểm.

Về chiến lược thị trường trong suy thoái kinh tế, ông Inigo Guevara-Phó Chủ tịch toàn cầu, Giám đốc điều hành tập đoàn Indra châu Á-Thái Bình Dương cho biết “Khi thị trường Tây Ban Nha khó khăn, Châu Âu chịu khủng hoảng nợ công thì chúng tôi mở rộng thị trường ra khu vực Asean, Châu Mỹ La tinh để tận dụng cơ hội từ sự tăng trưởng của các nền kinh tế tại đây”.

Tuy nhiên, không có bài học nào là chung cho mọi doanh nghiệp. Tiếp tục theo đuổi những mục tiêu dài hạn để mở rộng hoạt động, chiếm lĩnh thị trường mới, hay nên tạm thời dừng lại, tập trung và những mục tiêu trước mắt để đảm bảo hoạt động liên tục, ổn định thị phần?  CEO Việt sẽ phải tự tìm cho doanh nghiệp mình câu trả lời phù hợp nhất.

 Baocongthuong.com.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: