logo
Chúng Tôi Là Nhà Nhập Khẩu Và Phân Phối Thiết Bị Omron,Yaskawa ,Sinee,Toshiba,Siemens Tại Việt Nam !
Tin tổng hợp Doanh nghiệp phải học cách sống quen với các cú sốc

Doanh nghiệp phải học cách sống quen với các cú sốc

Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng trong thế giới đầy biến động, bất định nên doanh nghiệp phải biết cách học sống với các cú sốc. Có thể cú sốc đó sẽ đến từ thị trường, từ chính sách.

 Trong khuôn khổ của Diễn đàn CEO World forum 2012, chiều ngày 12/1/2012 đã diễn ra phiên thảo luận “Chính sách quản lý vĩ mô cũng như khung hành lang pháp lý của Chính phủ”.

Nhận định về bối cảnh hiện nay của luật pháp và kinh tế đối với hoạt động của các doanh nghiệp, tiến sĩ Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam là Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, nhìn thẳng vào sự thật thì kinh tế Việt Nam hiện đang ở tình trạng đặc biệt khó khăn. Biểu hiện cụ thể, tình trạng lạm phát và lãi suất cao kéo dài trong nhiều năm đã “bòn rút” hết sức chịu đựng của doanh nghiệp; tính bất ổn của nền kinh tế trong những năm trở lại đây luôn khá cao.

Theo ông Thiên, sở dĩ có tình trạng đó là do chúng ta đã không có sự chuẩn bị những điều kiện vĩ mô thật tốt khi tiến hành hội nhập. Do đó, khi cơ hội và thách thức “ập vào” thì Việt Nam bị thiếu những năng lực cơ bản của một nền kinh tế thị trường hội nhập và bộc lộ ngày càng rõ những điểm yếu của mình như: yếu về hạ tầng, yếu về nguồn nhân lực,... 

Về mặt chính sách pháp luật, các chính sách trong vài năm trở lại đây đã ban hành rất nhiều, không chỉ chính sách về kinh tế mà nhiều giải pháp hành chính cũng được “tuôn ra” để ứng phó với tình hình. 

Chính sách linh hoạt là điều cần và rất tốt nhưng chính sách “linh hoạt quá” như thời gian vừa qua vô hình dung đã gây khó cho doanh nghiệp – ông Thiên nói.

Ở khía cạnh tích cực, đại diện công ty KPMG, bà Đỗ Thị Thu Hà thì nhấn mạnh, chính sách và khung hành lang pháp lý của chính phủ thời gian qua là yếu tố tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển. Chính sách ban hành nhất quán và đồng bộ sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động, thực hiện nhanh hơn các hoạt động kinh doanh – đầu tư, qua đó sẽ giúp Việt Nam thu hút được nhiều hơn nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội. 

Diễn giả Trương Trọng Nghĩa (luật sư kinh tế) không phủ nhận những thuận lợi mà chính sách đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhưng ông bổ sung thêm, đang có một khoảng cách khá xa giữa quy định của luật với thực tế áp dụng. 

Ông Nghĩa cho rằng, việc Việt Nam tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế hiện nay chính là cơ hội để các chính sách vừa được giảm bớt hành chính vừa thiên thêm về hướng uyển chuyển, bớt nhũng nhiễu, tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp. 

“Trong cuộc chạy đua, doanh nghiệp chính là các cỗ xe còn nhà nước chính là người tạo ra con đường. Đường có đẹp thì cỗ xe đó mới có thể chạy nhanh, tăng tốc về đích sớm, còn nếu đường xấu thì chẳng những các đối thủ khác (doanh nghiệp quốc tế) sẽ chiến thắng mà chiếc xe đó sớm muộn gì cũng hỏng hóc” – ông Nghĩa ví von. 

Ông Võ Trí Thành thì thẳng thắn, trong khi đòi Chính phủ có sự thay đổi thì chính bản thân doanh nghiệp cũng phải chuyển đổi cho phù hợp với tình hình thế giới đã thay đổi hoàn toàn. 

Theo ông Thành, ít nhất có bốn hướng mà doanh nghiệp phải biết cách, biết “chơi” và biết làm. 

Trước hết, tư tưởng phát triển phải bền vững, câu chuyện về thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường không còn là câu chuyện mâu thuẫn giữa lợi nhuận và chi phí nữa mà nó ngày càng thể hiện đó là hướng đi đồng nhất. Nếu nhà sản xuất quay lưng lại với môi trường cũng chính là quay lưng lại với người tiêu dung và các nhà cung cấp vốn cho họ. 

Thứ hai, công nghệ phải thay đổi vì “không còn là thời kỳ nhà sản xuất tạo ra những thứ thị trường cần mà doanh nghiệp có thể bán cái mà họ có”.

Thứ ba, quản trị rủi ro luôn là yêu cầu số một của kinh doanh tài chính.

Thứ tư, trong thế giới đầy biến động, bất định nên doanh nghiệp phải biết cách học sống với các cú sốc. Có thể cú sốc đó sẽ đến từ thị trường, từ chính sách...

 Baocongthuong.com.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: