Tính năng chung của hệ thống mạng truyền thông công nghiệp.
Hệ thống mạng truyền thông công nghiệp có khả năng liên kết số lượng lớn các thiết bị với nhau thông qua một đường truyền mạng duy nhất. Nâng cao độ tin cậy và độ chính xác của thông tin. Với phuong pháp truyền tín hiệu tương tự cơ điện tác động của nhiều sự làm thay đổi nội dung các thông tin mà thiết bị không có cách nào nhận biết. Còn phương pháp truyền thông tin qua mạng ít bị sai lệch mà thiết bị nối mạng còn có khả năng tự phát hiện lỗi, chẩn đoán lỗi.
Nâng cao độ linh hoạt, tính năng mở của hệ thống. Hệ thống mạng theo chuẩn quốc tế do vậy dễ dàng sử dụng được các thiết bị của hãng khác. Việc thay thế thiết bị, nâng cấp và mở rộng phạm vi chức năng của hệ thống cũng dễ dàng hơn nhiều.
Hệ thống mạng công nghiệp có khả năng chuẩn doán, định vị lại và sự cố của các thiết bị trong mạng. Các thiết bị có thể tự chuẩn đoán dữ liệu và truyền thông số, trạng thái, dữ liệu quá trình đến các trạm trong mạng và các trạm có thể có khả năng cảnh giới lẫn nhau.
Có khả năng mở rộng với nhiều ứng dụng mới của hệ thống bằng việc áp dụng các kiến thức về tự động hóa, điều khiển phân tán, điều khiển phân tán với các thiết bị trường.
Hệ thống có khả năng điều khiển giám sát các thông số trạng thái quy trình vận hành các thiết bị qua mạng bằng các máy tính cũng như bằng màn hình cảm ứng.
Cấu hình hệ thống mạng công nghiệp.
Hệ thống mạng công nghiệp được xây dựng tại khoa công nghệ tự động thuộc trường cao đẳng điện lực là một hệ thống điều khiển giám sát.
Hệ thống bao gồm các máy tính được nối mạng ethernet, kết nối tới plc master (CJ1M) và các trạm phụ thuộc ( PLC slave, các module vào ra phân tán, biến tần, khởi động từ) thông qua mạng Devicenet. và được chia ra thành các bàn thí nghiệm sau:
• Bàn thí nghiệm PLC master : CJ1M-CPU21.
• Bàn thí nghiệm PLC slave: CPM1A.
• Bàn thí nghiệm ZEN.
• Bàn thí nghiệm tín hiệu vào/ra phân tán: GT.
• Bàn thí nghiệm biến tần: 3G3MV.
• Bàn thí nghiệm khởi động từ.
• Bàn thí nghiệm màn hình giám sát cảm ứng.
Hệ mạng được chia thành hai cấp chính:
+ Cấp điều khiển và giám sát bằng máy tính bao gồm: 06 bộ máy tính nối mạng ethernet với nhau. Các máy này được cài đặt phần mềm chuyển động để điều khiển và giám sát. Tại mỗi máy có thể điều khiển và giám sát trực tiếp tại từng bàn thí nghiệm.
+ Cấp bus trường (Devicenet): dùng để thu thập dữ liệu và điều khiển các thiết bị trên từng bàn thí nghiệm. Devicenet là mạng phân tán có tính năng mở, tức là có khả năng mở rộng thêm nhiều thiết bị hoặc tương thích với nhiều chủng loại thiết bị.
Các thông tin dữ liệu được trung chuyển giữa 2 cấp mạng này thông qua 1 PLC master (CJ1M) làm thiết bị trạm chủ.
Chức năng hệ thống mạng công nghiệp
Hệ thống mạng công nghiệp thực hiện các chức năng lập trình, điều khiển, truyền dữ liệu điều khiển tới các thiết bị điều khiển và mô hình mô phỏng, thiết đặt thông số thiết bị, địa chỉ của từng bàn thí nghiệm và quá trình hoạt động của hệ thống được giám sát bằng hệ thống nhiễu máy tính nối mạng cấp truyền thông cấp trên thông qua PLC trạm chủ hoặc giám sát và điều khiển thông qua màn hình cảm ứng.
Học viên sẽ được học và thực hành lập trình PLC (CJ1M, CPM1A) và thực hành lập trình bằng phần mềm CX-ONE trên máy tính, và truyền dữ liệu điều khiển xuống các thiết bị chấp hành cấp dưới như biến tần, động cơ 3 pha xoay chiều hoặc các bộ mô phỏng tín hiệu. Mục tiêu đầu tiên của phòng mạng công nghiệp là thực hiện được nhiều bài toán điều khiển trong mạng, việc quan sát trạng thái của từng bàn thí nghiệm thông qua các mô hình mô phỏng tín hiệu và một số động cơ điển hình và nghiên cứu triển khai mô hình gần gũi với điều khiển công nghiệp đặc biệt là điều khiển trong ngành điện.
Nhu vậy, phòng mạng công nghiệp sẽ thực hiện được song song hai mục tiêu rõ rệt:
• Làm quen với phần mềm CX-ONE, lập trình PLC của OMRON điển hình là dòng CJ1M, CPM1A và ZEN.
• Thực hành mạng công nghiệp.